Hội Ca Đoàn Giáo Họ Thánh Giuse Thiên Lý

Giao Lưu Chia Sẻ Kết Nối Tình Huynh Đệ
Trang ChínhTrang ChủGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share|

Các phong tục của người Trung Quốc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Tác giảThông điệp

dom.tamtv
๑۩۞۩๑ †_Quản Trị Viên Cao Cấp_† ๑۩۞۩๑

dom.tamtv


Huy chương cấp bậc: ๑۩۞۩๑ †_Quản Trị Viên Cao Cấp_† ๑۩۞۩๑
Tổng số bài gửi : 46
Điểm : 281
Tham gia : 08/05/2012
Đến từ : Nam Định

Liên hệ
Các phong tục của người Trung Quốc  Empty



Tục bó chân

Đời nhà Đường, một cung nữ với những vũ điệu tuyệt
vời trên đôi chân nhỏ xinh bọc lụa gấm đã làm say lòng hàng trăm vị
vương tôn công tử, ngay cả bậc quân vương. Lòng đố kỵ nổi lên, các cô
gái sắc nước hương trời tìm mọi cách để có được “đôi chân hoa huệ”.


Đến thế kỷ thứ 12, bó chân đã trở thành “mốt” phổ
biến rộng rãi trong giới thượng lưu Trung Quốc, đặc biệt chỉ dành riêng
cho kiều nữ thuộc các gia đình quyền quý vương giả. Để “đôi chân hoa
huệ” ngày càng nhỏ xinh và hoàn thiện, người ta lại càng ra sức căng
chặt vải buộc chân cho thêm phần đau đớn. Để rồi đến cuối triều nhà Minh
(1636-1911), nó chẳng khác gì một cuộc hành hình mà bất cứ cô gái mới
lớn nào cũng đón nhận bằng thái độ vừa háo hức, vừa khiếp đảm.




Các phong tục của người Trung Quốc  GKka3


Thời kỳ này, các bé gái lên 5-7 tuổi đã bắt đầu
nghi lễ buộc chân. Bà và mẹ thường là những người đích tay buộc dải băng
(dài 2,5 m, rộng 5cm ) vòng quanh chân cô con gái nhỏ, càng chặt thì
càng có hy vọng kiếm tấm chồng cao sang quyền quý sau này. Ngón chân cái
để nguyên bình thường trong khi 4 ngón chân còn lại bị ép cứng vào
nhau, sao cho chỉ trong vòng 1 năm xương nát nhừ là “đạt chuẩn”.


Vài năm đầu, cơn đau nhức mỗi lúc sẽ tăng dần lên,
thậm chí đau đớn phát ngất chứ đừng nói đi lại gì. Muốn di chuyển, kiều
nữ bó chân chỉ còn cách trườn bò hoặc phải có người dìu đỡ, cách tốt
nhất là cứ yên vị một chỗ cho xong. Gót chân chai cứng dần bởi trong
suốt quá trình bó chân hoa huệ, các cô gái chỉ có thể đi đứng bằng gót
chứ tuyệt nhiên không được động chạm tới gan bàn chân và 5 đầu ngón
chân.


Sau nhiều năm vật vã “làm đẹp” như thế, cuối cùng
xương bàn chân cũng cong lên thành hình... “hoa huệ”. Dải băng tuy không
được tháo ra nhưng cảm giác đau cũng dần dần chai sạn. Đến lúc này,
những cô gái chân hoa sen, hoa huệ có thể ngẩng cao đầu mà bước vào cuộc
thi được tổ chức giữa các gia tộc quyền quý nhất.Một bàn chân đẹp hoàn
hảo thường có độ dài từ 7-10cm. Chân càng nhỏ, nghĩa là người con gái ấy
càng đẹp, và càng có nhiều cơ hội kén chồng danh giá.


“Chân hoa huệ” cần phải được chăm sóc và cọ rửa
cẩn thận mỗi ngày. Nếu móng chân mọc quá dài ăn sâu vào mu bàn chân có
thể gây nhiễm trùng, thậm chí nếu băng quá chặt có thể xảy ra hiện tượng
hoại tử và nhiễm trùng máu. Bàn chân bó sẽ đau đớn và “oặt oẹo” suốt
đời. Hơn thế, nó lúc nào cũng phát ra mùi khó ngửi.Chính quyền Trung
Quốc hiện nay đã ra lệnh cấm tục bó chân, tuy nhiên đâu đó trên các tỉnh
thành đất nước người ta vẫn thấy nhiều cụ bà cao tuổi dò dẫm đi lại với
đôi chân cong cong bé xíu - di chứng của hủ tục một thời.



5 tập tục cưới xin của người Trung Quốc
Bạn có biết người Trung Quốc thường có những kiêng kỵ gì trong tập tục cưới xin không ?
1.Trước đêm tân hôn, chú rể nên tìm một cậu bé vị thành niên đến ngủ
cùng giường, vì theo người Hoa giường trống là một điềm không lành.

2. Lúc đưa dâu, chị dâu không được tiễn, vì trong tiếng Trung Quốc từ chị dâu và sao chổi là đồng âm.
3. Ngày kết hôn, khi cô dâu rời khỏi nhà mẹ đẻ, mọi người càng khóc nhiều càng tốt.

4. Trang phục cô dâu không được có túi để tránh đem theo tài vận của nhà mẹ đẻ đi.

5. Sau khi kết hôn 3 ngày, vợ chồng mới cưới đem theo lễ phẩm để đến
thăm nhà mẹ vợ, nhưng sau đó phải mau chóng quay về nhà chồng, không thể
ngủ qua đêm ở nhà mẹ vợ. Nếu có một nguyên nhân nào đó không thể về nhà
thì vợ chồng không nên ngủ chung để kiêng kỵ mâu thuẫn sau này.



Sườn xám trong nét văn hóa Trung Hoa
Chiếc
Sườn xám (còn gọi là áo dài Thượng Hải) ra đời vào khoảng những năm
1920 ở Trung Hoa đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của phụ nữ Trung
Hoa. Phụ nữ Trung Hoa trước đây luôn phải thu mình trong những trang
phục kín đáo, không được để lộ thân thể của mình ngoài khuân mặt nhưng
khi Sườn xám ra đời thì nó như một cuộc cách mạng về trang phục, đi
ngược lại hoàn toàn với khuân khổ cũ. Sườn xám được may bó sát làm nổi
lên những đường cong của cơ và xẻ tà lên rất cao làm lộ ra đôi chân thon
thả của người phụ nữ Trung Hoa. Đây là biểu hiện rõ nét của văn hoá gốc
du mục Trung Hoa.

alt

1. Chủ thể:Chiếc áo Sườn xám là kết quả
cuộc cách tân trang phục của người phụ nữ Trung Hoa, đầu tiên là phụ nữ
Thượng Hải sử dụng chúng và sau này là toàn bộ phụ nữ Trung Hoa đã sử
dụng.


2. Không gian:Ngay từ tên gọi Sườn xám là áo dài Thượng Hải đã cho
chúng ta thấy áo Sườn xám ra đời đầu tiên ở Thượng Hải, thuộc vùng Hoa
Đông của Trung Hoa. Sau này thì Sườn xám đã ảnh hưởng dần lên phía bắc
Trung Hoa và trở thành trang phục truyền thống của người phụ nữ Trung
Hoa.


3. [b]Thời gian:Nguồn gốc của chiếc Sườn xám gắn liền với tên gọi đầu
tiên là Kì bào của người Mãn Thanh, Sườn xám phát âm là “長衫”
(Cheongsam). Chiếc áo Kì bào của người dân Mãn Châu có dạng hình ống khá
rộng, dài đến mu bàn chân và phủ kín cả thân thể. Nó cũng chính là tiền
thân của chiếc áo dài Thượng Hải sau này.


Sự sụp đổ của nhà Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc
vào năm 1912 đã đánh dấu sự kết thúc của chế độ quân chủ chuyên chế hơn
2000 năm trên đất nước này và khởi đầu cho một giai đoạn bất ổn kéo dài
không chỉ đối với quốc gia mà còn đối với cả cuộc sống của người dân
Trung Quốc. Tình trạng lạc hậu về kinh tế, chính trị cộng với sự chỉ
trích ngày càng tăng về văn hóa Trung Quốc dẫn đến sự ngờ vực về tương
lai của họ.

Triều đại nhà Thanh sụp đổ thế nhưng chiếc áo Kì bào vẫn còn tồn tại dù
cho chính trị có thay đổi. Tiêu biểu là ở Thượng Hải, chiếc áo Kì bào
của người dân Mãn Châu lần đầu tiên được cách tân tại đây. Và cũng chính
Thượng Hải - thủ đô thời trang của Trung Quốc là nơi đã góp phần đưa
chiếc áo dài Thượng Hải đến với "thời hoàng kim" rực rỡ vào những năm
1930 - 1940.

Đó cũng là lý do tại sao mỗi khi nhắc đến chiếc áo dài của người Trung
Quốc người ta thường nhắc đến Thượng Hải như là nơi bắt nguồn của chiếc
áo này. Ở Việt Nam, chiếc áo dài của người Trung Quốc được biết đến với
tên gọi là "Áo dài Thượng Hải" hay còn gọi là "Sườn xám". Từ khoảng năm
1910 đến đầu năm 1920, ở Thượng Hải, kiểu dáng của áo dài Thượng Hải
không vượt ra khỏi hình dạng chiếc áo Kì bào của người Mãn Châu cuối
thời nhà Thanh.

Nhưng sau đó, nó bắt đầu được cắt giảm để trở nên gọn gàng hơn tạo sự
thanh nhã cho người mặc, các hoa văn và đường viền trang trí không còn
to như trước. Cho đến cuối năm 1920, do chịu ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây, áo dài thượng Hải đã có sự thay đổi về đường nét và được may
ôm sát ở phần eo. Theo đà phát triển vào những năm 1930, lối thiết kế
của trang phục Tây Âu ảnh hưởng mạnh mẽ đến áo dài Thượng Hải và biến nó
thành một chiếc áo mang phong cách Tây- Trung kết hợp.

Ttừ đó nhiều ý tưởng mới đã ra đời và liên tục làm thay đổi kiểu dáng
của áo dài Thượng Hải. chiếc áo dài Thượng Hải trở thành mốt với một màu
đen, vạt áo được xâu đính hạt chuỗi, phối hợp với áo choàng không tay,
với áo khoác Tây, hoặc với khăn choàng nhung...Đầu năm 1940, kiểu dáng
của áo dài Thượng Hải có xu hướng gọn gàng hơn, bỏ đi tay áo để tạo sự
thoải mái mát mẻ cho mùa hè, gia giảm về chiều dài, bâu áo thấp hơn và
bỏ qua những phụ liệu trang trí trên áo. Sau đó, áo dài Thượng Hải được
may với những loại vải kẻ ô trở nên phổ biến.


Cuộc cách mạng năm 1949 đã kết thúc "thời hoàng kim" của áo dài Thượng
Hải và nhiều kiểu thời trang khác tại đây. Nhưng những người dân tị nạn
Thượng Hải đã chạy sang Hồng Kông và mang theo chiếc áo này phổ biến
khắp Hồng Kông. Tại đây, chiếc áo dài của người Thượng Hải được người
Hồng Kông gọi với cái tên (Cheongsam).


[/b]
Tục lệ "đấu trà" của người Trung Quốc

Người Trung Quốc vẫn thích dùng chữ “đấu”:chọi gà gọi là “đấu gà”,chọi
dế dọi là “đấu dế” thì đã đành,đến như trà mà cũng “đấu”!Môn đấu trà này
của văn nhân mặc khách nghe nói khởi nguyên từ thời nhà Tống,sau khi ẩm
trà,nhàn cư vô sự người ta bèn nghĩ ra cuộc chơi: thử tài nhận biết
sắc,hương,vị của từng loại trà,giống như “chơi hoa mà ai dễ biết
hoa”,dần dà chuyển sang Nhật Bản thành trò đoán trà.

Vào mùa xuân,khi những đồi chè lá non mơn mởn,các bậc nghệ nhân trà đứng
ra mở lớp đấu trà.Theo ông Thái Vinh Chương,đại danh trà Đài Loan,cho
biết môn đấu trà này đòi hỏi người chơi phải có trình độ cao mới có thể
đoán nhận và bình phẩm được từng loại trà.Có hai cách chơi,cách thứ nhất
là thi kỹ thuật pha trà,sao cho màu sắc,hương thơm,mùi vị của trà đạt
đến thượng đẳng,thể hiện bản sắc của nó,không lẫn với loại khác.Cách thứ
hai là thi tài nhận biết loại trà,thí sinh phải tinh tường phân biệt
được hương vị của chén trà rồi nói đúng loại trà đã pha và khó hơn là
miêu tả nó đã sao chế như thế nào.

Ban giám khảo đưa ra năm mẫu trà cho mọi người xem xét,sau đó bí mật pha
thành nhiều chén giao cho thí sinh nhấm nháp và “đấu” với nhau,vừa nhận
đúng chén trà pha từ mẫu nào,vừa bình phẩm xếp hạng theo cấp
bậc:tùng,trúc,mai,lan,cúc.Ở các lớp luyện thi,đợi cho học viên nếm xong
trà và sơ bộ có nhận xét,các nghệ nhân trà mới công bố đáp án để học
viên tự đối chiếu kết quả mà nâng cao năng lực của mình.Môn này còn
tương đối dễ,môn miêu tả mới khó.

Chỉ qua sắc,hương,vị chén trà mà nhận xét được độ lên men,cách sao
tẩm,lá chè già non,hái ở đâu:gốc,cành hay ngọn…của loại trà đó,rồi khái
quát thành phong cách trà.Tỷ như Bạch hào ô long lá non như thiếu
nữ,Thiết quan âm chín chắn cương bạo,Dương Cang khí nặng,Long Tĩnh mơn
man,trà xanh như trai trẻ đôi mươi,trà hồng như rừng phong già,đậm đặc…

Ngày xưa,đấu trà còn kèm theo ngâm thơ phổ nhạc,một bài thơ ẩm trà
truyền cho đến nay,đại ý như sau: “Một chén trơn môi trơn cổ,hai chén
hết nỗi cô buồn,ba chén tuy cạn nguồn thi hứng nhưng vẫn còn ngàn vạn
quyển,bốn chén vã mồ hôi nhẹ,bình sinh mà không sinh sự,năm chén gân cốt
thanh sạch,sáu chén thong đạt diệu linh,báy chén như bổng như bay”.Ấy
mới hay cổ nhân nghiện trà và say trà đến mức nào!

Người Nhật chỉ chơi đoán chè xanh,còn ở trung quốc thì đấu với tất cả
các loại trà,nhưng theo ông Thái Vĩnh Chương: đấu trà không phải là võ
đấu mà bao hàm thi tình thư ý,học đạo làm người khiêm thụ ích,mãn chiêu
tổn.


Phong tục lì xì của người Trung Quốc
Lì xì, tiếng Quảng Đông là Hong Bao, tiếng Phúc
Kiến là Ang Pao và tiếng Phổ Thông là Lai See là một quà mừng được trao
vào các dịp lễ hay các dịp đặc biệt như đám cưới, sinh nhật, đầy tháng,…
Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Thường người Hoa
bỏ tiền vào bao giấy màu đỏ.


Tền lì xì ở Trung Quốc có từ đời Tần. Vào thời
gian đó, người ta dùng một sợi chỉ đỏ để xâu tiền thành một xâu theo
hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở chân giường hoặc cạnh gối trẻ em gọi
là tiền yāsuì qián (壓歲錢 压岁钱), nghĩa là tiền để xua đuổi ma quỷ, để ngăn
bệnh cho người già.


Sau đó, tiền lì xì được đặt vào phong bì giấy đỏ
nhờ vào công nghệ in ấn phổ biến ở Trung Quốc từ sau khi thành lập nhà
nước Cộng Hòa Trung Hoa 1911. Xưa kia, ở Trung Quốc, tiền mừng tuổi là
một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm
tuổi. Ngày nay, tiền mừng đầu năm, tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt
được cho vào phong bì màu đỏ, in hoa văn đẹp mắt gọi là bao lì xì.Theo
truyền thuyết xa xưa, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao
thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến cho chúng giật mình
khóc thét lên.


Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ
không dám ngủ để canh phòng. Có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh
được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu
bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền đồng, ngày
đêm túc trực bên bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ
gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con
yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc
gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy.Việc lấy
giấy đỏ gói tiền được kể lại cho bà con làng xóm. Mọi người vui mừng,
bắt chước làm theo và dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi đầu
năm.



Các phong tục của người Trung Quốc  JC6fG
Một truyền thuyết khác lại kể rằng: Tiền mừng tuổi
bắt nguồn từ cung đình đời nhà Đường. Năm đó, Dương Quý Phi sinh hạ
hoàng tử, được tin mừng vua Đường Huyền Tôn đích thân đến thăm và ban
cho Dương Quý Phi một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi
đó vừa là tiền mừng, vừa là chiếc bùa hoàng đế ban tặng con trẻ để trừ
tà. Việc này được đồn đại ra ngoài, từ cung đình lan rộng ra dân gian,
nhiều người bắt chước tặng tiền mừng và cũng bắt đầu coi như tặng món
lộc trừ tai họa, mang lại nhiều điều may mắn.


Tuy nhiên có tài liệu nói rằng cho đến nay người
ta vẫn chưa tìm được tài liệu văn bản rõ ràng nào chứng minh nguồn gốc
của tục lì xì nhưng nếu dựa trên thông tin về sự có mặt của tục lì xì
vào đời Tần (lấy mốc thời gian xa nhất) thì chủ thể của tục này là những
người Hoa Hạ. Do tục lì xì bắt đầu từ nhà Tần (vùng Hoa Bắc và Hoa
Đông) và hiện nay đã có mặt ở trên khắp quốc gia Trung Quốc cũng như tại
rất nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nên xét về mặt hiện
hành thì không gian văn hoá của tục lì xì ở Trung Quốc là toàn bộ đất
nước Trung Quốc và thời gian văn hoá của tục lì xì là từ thời Tần cho
đến ngày nay.

Chữ ký của dom.tamtv

Bài gửiTiêu đề: Các phong tục của người Trung Quốc    Các phong tục của người Trung Quốc  I_icon_minitimeWed Jan 02, 2013 11:17 pm Về Đầu Trang Go down

Các phong tục của người Trung Quốc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
* Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Hội Ca Đoàn Giáo Họ Thánh Giuse Thiên Lý :: Góc Học Tập :: Các Môn Học :: Chinese-
Đóng ChatRoom